Tiếp tục thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Các đồng chí: Dương Văn An, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chủ trì hội nghị.

Cùng dự có các đồng chí: Bùi Huy Vĩnh, Ủy viên Thường trực Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phạm Quang Nguyên, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành. Hội nghị được kết nối tới điểm cầu các huyện, thành phố, với trên 600 đại biểu tham dự.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của UBND tỉnh

Ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy đã ban hành Thông tri số 32; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 5764, Quyết định số 3422 và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, địa phương đẩy mạnh thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chỉ thị số 40. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; nâng cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và tập trung nguồn lực, hoàn thiện cơ chế, chính sách; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội.

Theo thống kê của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đến 30/6/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 4.545 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cuối năm 2014; dư nợ cho vay đạt 4.533 tỷ đồng, tăng 2.718 tỷ đồng so với cuối năm 2014.

Từ nguồn vốn chính sách, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn, 10 năm qua, cả tỉnh có 253.849 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để phát triển kinh tế, tạo việc làm, với tổng số tiền trên 9.000 tỷ đồng. Đặc biệt, nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn, toàn tỉnh có 28.320 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; gần 62.280 lao động có việc làm ổn định; 160 người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; 3.440 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường; gần 730 học sinh, sinh viên có tiền mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến. Cùng với đó, có 65 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 được vay vốn khắc phục khó khăn; hơn 261 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách được xây nhà ở mới; 594 hộ thu nhập thấp được mua nhà; hơn 250.930 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây dựng, góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư, giải quyết vấn đề an sinh xã hội.

Để nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, trong 10 năm, Ban đại hiện HĐQT các cấp đã kiểm tra 90 lượt tại cấp huyện về thực hiện Chỉ thị số 40; 1.046 lượt tại cấp xã; 11.362 lượt tại các tổ tiết kiệm và vay vốn; 25.843 lượt khách hàng vay vốn. Tính đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh còn 2.094 hộ nghèo, chiếm 0,61%/tổng số hộ; 4.778 hộ cận nghèo, chiếm 1,38%/tổng số hộ. Đây là tiền đề quan trọng để Vĩnh Phúc đạt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều theo chuẩn mới còn dưới 1% như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Tham luận tại hội nghị, các đại biểu đề nghị tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách đối với người nghèo. Tăng cường bố trí vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay gải quyết việc làm, an sinh xã hội; có cơ chế, chính sách cho vay đối với người thu nhập thấp, thu nhập trung bình, người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại cơ sở. Đồng thời, có các chương trình hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp, triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Nâng cao chất lượng tín dụng tại các địa phương; lồng ghép hiệu quả giữa cho vay với hướng dẫn hoạt động sản xuất, chuyển giao khoa học, kỹ thuật; nhân rộng các mô hình, dự án làm ăn hiệu quả, thoát nghèo bền vững.

Khẳng định tính nhân văn của chính sách tín dụng xã hội, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An nhấn mạnh, ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Nhờ đó, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40, tín dụng chính sách của tỉnh đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực như: Quy mô tín dụng ngày càng mở rộng; tín dụng chính sách đã đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức của người nghèo, từ mặc cảm tự ti, ỷ lại, sợ vay vốn không biết cách sử dụng vốn đến có ý thức, ý chí làm ăn, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An phát biểu chỉ đạo hội nghị

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm bố trí vốn ủy thác, hỗ trợ cơ sở vật chất, địa điểm, phương tiện làm việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt hơn chức năng ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, bảo đảm cho vay đúng chính sách, đúng đối tượng, giúp người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả cải thiện đời sống.

UBND tỉnh, các sở, ban, ngành quan tâm chỉ đạo hỗ trợ hoạt động của Ngân hành Chính sách xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội, bảo đảm nguồn vốn đến các đối tượng thụ hưởng phát huy đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để chung tay tạo lập nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn ưu đãi, phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững, các nghị quyết phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của quốc gia và của tỉnh. Cùng với đó, quan tâm đến tín dụng chính sách hỗ trợ người dân khởi nghiệp, nhất là phụ nữ, thanh niên; hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết, chuỗi sản xuất, tiêu thụ, ứng dụng khoa học công nghệ, cải thiện năng lực sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tiếp tục bám sát định hướng, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo thực hiện có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa dể công tác tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt kết quả cao.

Tại hội nghị, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen 22 tập thể, 31 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương. Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trao tặng 1 tỷ đồng cho tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng Nhà đại đoàn kết cho người nghèo. Nhiều tập thể, cá nhân cũng được nhận Giấy khen của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Nguồn:vinhphuc.gov.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM
       Liên kết website
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 973.728
      Online: 44