Sáng 15/7, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu trụ sở Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì hội nghị.

Dự tại điểm cầu tỉnh Vĩnh Phúc có đồng chí Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.

Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Vũ Việt Văn phát biểu chỉ đạo sau phiên họp

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện 64 nhóm nhiệm vụ cải cách hành chính trọng tâm. Tính đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành 10/12 (83,3%) nhiệm vụ; chưa hoàn thành, đang thực hiện 2/12 nhiệm vụ, đạt 16,7%, còn lại 52 nhiệm vụ là nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ có thời hạn hoàn thành trong 6 tháng cuối năm 2024. Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành 2.870 văn bản để chỉ đạo, đôn đốc, quán triệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính đề ra; thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 168 quy định kinh doanh tại 16 văn bản quy phạm pháp luật, nâng tổng số quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa từ năm 2021 đến nay là 2.943 quy định kinh doanh.

Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đến 30/6, tỷ lệ thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến đạt 81%; toàn quốc có 63/63 địa phương ban hành chính sách miễn, giảm phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Các bộ, ngành đã đơn giản hóa hơn 800 thủ tục hành chính, đến nay, có 53 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 đã hoàn thiện phương án tổng thể, trong đó, cấp huyện thực hiện sắp xếp 49 đơn vị. Cả nước tinh giản hơn 3.850 biên chế. 

6 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm, toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc…

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phân tích những hạn chế, bất cập trong công tác cải cách hành chính. Đồng chí nhấn mạnh, để hoàn thành mục tiêu năm 2024, trong thời gian tới, các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương cần quyết tâm cao hơn nữa, quyết liệt hơn, trong đó, chú trọng đẩy mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm: Rà soát các vướng mắc, điểm nghẽn liên quan đến thể chế, các quy định của pháp luật để tham mưu, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn; tăng cường hoạt động đối thoại, chia sẻ, xử lý vướng mắc, bất cập cho doanh nghiệp, người dân liên quan đến cải cách hành chính; chú trọng cải cách hành chính công vụ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số, công dân số, phối hợp khai thác, chia sẻ dữ liệu giữa các ngành, địa phương, nhưng cần bảo đảm an toàn bảo mật thông tin; tiếp tục đẩy nhanh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở tất cả các giao dịch liên quan đến tài chính, giảm chi phí, hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu, lãng phí…

Phát biểu chỉ đạo sau phiên họp, đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương bám sát kế hoạch về cải cách hành chính của tỉnh, rà soát các thủ tục liên quan đến đơn vị, địa phương, đề xuất cơ quan có thẩm quyền cắt giảm các thủ tục rườm rà. Đồng thời, chủ động công tác kiểm tra, giám sát đột xuất, thường xuyên để kịp thời nhắc nhở, khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong công tác cải cách hành chính, công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp khi để xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết thủ tục hành chínhh.

Đồng chí giao Văn phòng UBND tỉnh duy trì việc đưa vào danh sách công khai những đơn vị thường xuyên xảy ra tình trạng chậm muộn trong giải quyết thủ tục hành chính vào phiên họp UBND tỉnh thường kỳ; giao Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh xây dựng phần mềm giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận một cửa các cấp nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, hạn chế tối đa tình trạng chậm muộn trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp…

Nguồn:vinhphuc.gov.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM
       Liên kết website
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 929.949
      Online: 28