Sáng 5/12, Ban chỉ đạo dồn thửa đổi ruộng xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân về việc thành lập tiểu ban dồn thửa đổi ruộng tại thôn Can Bi 1 và Can Bi 2. Đồng chí Nguyễn Văn Khước, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự.

Đ/c Nguyễn Văn Khước mong muốn người dân ủng hộ, đồng hành cùng chính quyền
để công tác dồn thửa đổi ruộng xã Phú Xuân đạt hiệu quả cao nhất

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo dồn thửa đổi ruộng xã Phú Xuân, trong quá trình triển khai công tác dồn thửa đổi ruộng tại thôn Can Bi 1 và Can Bi 2 còn xảy ra một số thiếu sót, chưa thể giao ruộng cho nhân dân sản xuất. Khắc phục tình trạng này, thời gian qua, Ban chỉ đạo xã đã lắng nghe ý kiến của nhân dân; tham mưu UBND huyện ra quyết định hủy bỏ bãi rác tại khu bên đầm Hùng Sen; trình UBND xã thông qua dự toán xây dựng hệ thống cống, con toán, điều chỉnh các tuyến đường mương lớn hơn so với thiết kế; đo đạc, các định diện tích lõi ruộng để làm cơ sở tính toán hệ số góp đất làm đường mương dùng chung…

Để đẩy nhanh tiến độ công tác dồn thửa đổi ruộng, theo kế hoạch 256 của UBND tỉnh và nguyện vọng của nhân dân, Ban chỉ đạo dồn thửa đổi ruộng xã xây dựng kế hoạch thành lập tiểu ban dồn thửa đổi ruộng riêng của thôn Can Bi 1 và Can Bi 2; việc xây dựng các tiểu ban được thực hiện theo đúng nguyên tắc lấy thôn, tổ dân phố làm đơn vị dồn thửa đổi ruộng với số lượng từ 20 - 25 người/tiểu ban.

Người dân thôn Can Bi 1, Can Bi 2 mong các cấp chính quyền khắc phục những tồn tại 
để sớm chia được ruộng cho dân canh tác, sản xuất

Tại hội nghị, đại diện nhân dân thống nhất, đồng thuận với phương án Ban chỉ đạo xã đưa ra về việc thành lập tiểu ban riêng tại 2 thôn Can Bi 1 và Can Bi 2. Một số ý kiến đề nghị Đảng ủy, UBND, Ban chỉ đạo dồn thửa đổi ruộng xã có giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại trước đây, sớm hoàn tất các bước để chia được ruộng cho người dân canh tác, sản xuất. Trong quá trình sản xuất trên đồng ruộng mới, tiếp tục tổ chức san gạt những khu vực cao, mấp mô, khó canh tác; xem xét lại hệ thống mương tưới tiêu, không để xảy ra tình trạng ngập úng. Đồng thời, mong muốn các cấp chính quyền tiếp tục dành sự quan tâm cho nhân dân Phú Xuân, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Khước khẳng định việc dồn thửa đổi ruộng là chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới, tạo thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa sản xuất, giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, tạo quỹ đất sạch xây dựng các công trình phúc lợi. Đồng chí mong muốn nhân dân 2 thôn phát huy truyền thống của xã Phú Xuân, đoàn kết, giúp đỡ, cùng nhau phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nhiều khu vực kinh tế bị ảnh hưởng, việc chia ruộng cho nhân dân sản xuất là yêu cầu cấp thiết để chủ động nguồn lương thực và thu nhập cho người dân, nhất là lao động thuần túy phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp.

Để việc chia ruộng diễn ra thuận lợi, đồng chí yêu cầu UBND huyện Bình Xuyên tập trung sát sao chỉ đạo, lắng nghe, khắc phục những vấn đề còn tồn tại liên quan đến việc chia ruộng cho nhân dân. Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Bình Xuyên có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ xã Phú Xuân tổ chức chia ruộng bảo đảm chính xác, khoa học và nhanh nhất. Việc nhận ruộng và tăng gia sản xuất là quyền và lợi ích chính đáng của người dân, mọi hành vi ngăn cản đều là vi phạm pháp luật cần phải xử lý theo quy định. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Huyện ủy, UBND huyện Bình Xuyên, chính quyền xã Phú Xuân tiếp tục lắng nghe, tiếp thu, giải trình toàn bộ những ý kiến kiến nghị của người dân; những việc làm sai, những nội dung chưa thực hiện được cần nghiêm túc khắc phục.

 

Theo: www.vinhphuc.gov.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM
       Liên kết website
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 562.146
      Online: 52