Để thực hiện hiệu quả và thực chất chủ trương xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới loại bỏ tình trạng đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biếu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một trong những vấn đề mang tính căn cốt thể hiện rõ trong nội dụng nghị quyết của tỉnh về “ xây dựng và phát triển văn hoá, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” hướng đến xây dựng chuẩn mực văn hoá, đạo đức của đội ngũ cán bộ, lấy đó là nền tảng, tạo sức mạnh nội sinh để mỗi cán bộ, đảng viên gương mẫu, cùng quần chúng nhân dân đấu tranh chống tư tưởng tiêu cực, tư lợi trong xây dựng tổ chức đảng vững mạnh.
Rèn giũa, tạo môi trường văn hoá là cốt lõi
Sau hơn một năm, thực hiện chương trình hành động xây dựng, phát triển trên các lĩnh vực đời sống xã hội sau hội nghị văn hoá toàn quốc diễn ra năm 2021. Nhìn lại quá trình trước đó, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo, hiện thực hoá các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh; các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp cụ thể hoá bằng không ít các quy định, chương trình hành động về xây dựng cơ quan văn hoá, doanh nghiệp văn hoá, xây dựng khối đại đoàn kết khu dân cư văn hoá.
Điển hình là Nghị quyết của tỉnh về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triến bền vững”... đó là quan điểm, các biện pháp tích cực. Nội dung các nghị quyết không chỉ quan tâm, làm rõ đến hoàn thành nhiệm vụ đơn thuần hay chỉ chú trọng phát triến kinh tế, lợi nhuận.
Điều mong muốn hơn là hướng đến cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khối các trường học, công đồng dân cư phát triển toàn diện, người lao động có đời sống vật chất ngày càng tăng đi đôi với thụ hưởng đời sống văn hoá, coi đây là vấn đề cốt lõi, chuẩn mực bởi văn hoá do con người rèn giũa, tạo ra. Có môi trường văn hoá là nền tảng cho nếp sống mà sự ứng xử giữa con người với người nhân văn, đạo lý tốt mới có thể nuôi dưỡng lớp lớp con người tốt, có ích cho gia đình, xã hội.
Quá trình hiện thực hoá công cuộc đổi mới, Vĩnh phúc đã đạt được những thành tựu chuyển biến rõ nét mang tính lịch sử. Nền kinh tế không ngừng phát triển cả quy mô và tăng trưởng cao, lĩnh vực văn hóa được quan tâm đầu tư nhiều hơn, đời sống tinh thần của người dân luôn được cải thiện; chất lượng hưởng thụ văn hóa của người dân ngày càng tiến bộ rõ rệt.
Tuy nhiên, so sánh giữa thành tựu kinh tế và thành tựu trên lĩnh vực văn hoá, nhiều ý kiến cho rằng vẫn còn có khoảng cách, phát triển văn hóa chưa ngang tầm phát triển kinh tế bởi có thể đánh giá theo xu hướng chung của xã hội, con người đều luôn thiên về lợi ích, nhất là những lợi ích “có thực mới vực được đạo”. Chỉ khi chúng ta hiểu rõ được sự cần thiết, những yêu cầu, đòi hỏi sự phát triến bền vững cho cộng đồng, cho quê hương . Nếu văn hóa không được đặt đúng vị thế, có thể gây ra những hệ lụy. Đó là thực tế đang diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội không riêng ở tỉnh ta về sự mất cân đối giữa phát triến kinh tế và văn hóa.
Tỉnh Vĩnh phúc đã, đang khẳng định vị thế là một tỉnh khai thác hiệu quả tiềm năng, tốc độ phát triển kinh tế vào tốp cao khu vực. Đó là thực tế minh chứng về sự đổi thay từng ngày trong đời sống nhân dân. Nhưng, đã đến lúc chúng ta nghiêm túc tự đánh giá, tự nhìn nhận hình ảnh quê hương, con người Vĩnh Phúc xét về phương diện văn hóa, đạo đức trong thời kỳ hội nhập sâu rộng.
Mặt trái thực tiễn trong đời sống về văn hoá và đạo đức, dư luận xã hội đánh giá một bộ phận, số ít người đang diễn biến sa sút, xuống cấp. Tội phạm xã hội có chiều hướng gia tăng; tình trạng buôn bán hàng rởm, kém chất lượng đang tồn tại; ứng xử giữa con người với con người theo xu hướng thương mại; một số ít cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất vẫn hiện hữu... Hành vi và hậu quả đó cho thấy, chính là xuất phát từ hạn chế của hành xử thiếu sự chuẩn mực về văn hóa ở mỗi cá thế. Từ những biếu hiện đó tự nó làm lệch chuấn, mất đi ý nghĩa của văn hóa, tính nhân văn của đời sống mà trong đó lẽ ra, lĩnh vực văn hóa phải được chú ý, coi trọng hơn, mà hơn thế điều đó rất cần phải đặt nền móng cho tăng cường giáo dục và truyền thông.
Nêu gương phải đi đôi với làm
Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Nêu gương là trách nhiệm, bổn phận và là đạo lý của người đảng viên và trách nhiệm nêu gương phải được thể hiện từ trong tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự phê bình, phê bình đến trong quan hệ với quần chúng, trách nhiệm trong nhiệm vụ được giao, ý thức tổ chức kỷ luật và trong đoàn kết nội bộ".
Tính nêu gương, còn được thể hiện rõ hơn, sâu sắc hơn trong hệ thống Văn kiện, Nghị quyết của Đảng về vấn đề văn hóa, vấn đề con người. Con người giữ vị trí trung tâm; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu, muốn đạt mục tiêu mong muốn, nhất định phải gắn kinh tế với xã hội, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ xã hội ngay trong kế hoạch từng giai đoạn, trong chiến lược phát triển. Coi văn hóa là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển toàn diện.
Để khắc phục triệt để những yếu kém, hạn chế và đạt mục tiêu nội dung Nghị quyết của tỉnh về “Xây dựng và phát triên văn hoá, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu câu phát triến bền vững”. Nội dung trọng tâm của nghị quyết đã cụ thế hoá rõ: Nêu gương trong tư duy đổi mới, sáng tạo; trong nói đi đôi với làm; trong rèn luyện, phấn đấu. “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Đó là thể hiện bản chất văn hóa và cần được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày từng mỗi cơ quan, cộng đồng, từng gia đình. Đó là tư tưởng thống nhất giữa ý Đảng, lòng dân. Nâng cao ý thức, rèn luyện hành vi đạo đức, làm cơ sở cho xác định thái độ, hành vi giao tiếp, ứng xử văn hóa trên mọi lĩnh vực học tập, lao động, công tác của mỗi người.
Theo đó, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng luôn chú trọng nâng cao vê nhận thức, trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khoá XII và khoá XIII. Tạo môi trường, động lực để cán bộ, đảng viên phát huy tính tiên phong, gương mẫu. Phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cộng đồng dân cư.
Với mỗi cán bộ, đảng viên luôn tiên phong, gương mẫu nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng; nêu cao nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng; thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đảng viên và nhiệm vụ được giao; gương mẫu giữ gìn đạo đức, lối sống, tác phong, giữa nói và làm, chấp hành sự phân công của tổ chức Đảng, xây dựng khối đoàn kết, đồng thuận trong cơ quan, đơn vị; trong quan hệ với đồng nghiệp và nhân dân; trong việc chấp hành và lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm các quy định về công tác kiểm tra, giám sát.
Các cấp chính quyền chú trọng thường xuyên nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở, tạo điều kiện để người dân nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động sáng tạo văn hóa, phát huy vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa cơ sở và tránh tình trạng các thiết chế văn hóa hoạt động không hiệu quả, sử dụng sai mục đích, quản lý yếu kém... Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"; phát huy quy chế dân chủ cơ sở, vận động nhân dân thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy ước hương ước, xây dựng Đảng bộ, chính quyền, mặt trận, đoàn thể thật sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết tạo niềm tin với nhân dân.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ, phù hợp đời sống mới là yêu cầu cấp thiết giai đoạn mới, bởi đó là cơ sở để văn hóa nền tảng tinh thần; là nơi kết nối, giao lưu, sáng tạo và tập hợp ý chí của cộng đồng, xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Vĩnh Phúc văn hoá, giàu lòng yêu nước, sáng tạo, nhân lên truyền thống văn hóa gắn với xây dựng quê hương Vĩnh phúc giàu đẹp, phát triển bền vững.