Chiều tối ngày 9/3, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc và với các Đại sứ, Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Vĩnh Phúc có đồng chí Vũ Việt Văn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Tại điểm cầu Vĩnh Phúc

Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022 - 2026 thực hiện Chỉ thị số 15 về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, Bộ Ngoại giao đề xuất 6 nhiệm vụ trọng tâm của công tác ngoại giao kinh tế năm 2023 gồm: Tiếp tục đẩy mạnh triển khai, cụ thể hóa Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ, nâng cao nhận thức về ngoại giao kinh tế; triển khai tốt các hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp; đẩy mạnh hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp theo tinh thần lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm; tiếp tục chủ động hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế trên cơ sở bám sát đường lối đối ngoại, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, cân bằng, hài hòa trong ứng xử quốc tế, nâng cao vị thế đất nước. Chú trọng, tăng cường nhạy bén và chuyên sâu trong nghiên cứu, dự báo, tham mưu phục vụ Chính phủ và đáp ứng nhu cầu trong nước; đổi mới mạnh mẽ, tạo chuyển biến thực chất trong triển khai ngoại giao kinh tế.

Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh triển khai các cam kết quốc tế, thúc đẩy ngoại giao kinh tế theo chiều sâu và với các đối tác lớn. Tăng cường nắm chắc tình hình kinh tế thế giới để có điều chỉnh hướng ngoại giao phù hợp. Cùng với đó, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư và đưa lao động đi học tập, nâng cao trình độ, lao động tại nước ngoài. Đẩy mạnh phát triển công nghệ số, kết nối, hợp tác phát triển với các nước có nền công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế xuất nhập khẩu hàng nông sản; tích cực đưa hàng hóa của Việt Nam tham gia các hội chợ thương mại, các trung tâm thương mại lớn của các nước trên thế giới...

Biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc chủ động triển khai các nhiệm vụ ngoại giao kinh tế, góp phần đưa kinh tế đất nước phục hồi nhanh, phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị trên cơ sở nắm chắc tình hình, diễn biến chính trị, kinh tế thế giới, công tác ngoại giao cần phải nâng lên tầm cao mới. Tiếp tục thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Việt Nam là đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè, đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và hướng đến thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tiếp tục tham mưu Chính phủ hoàn thiện đường lối ngoại giao, thúc đẩy ngoại giao kinh tế theo hướng đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Xây dựng nền ngoại giao Việt Nam là lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngoại giao kinh tế phù hợp cho giai đoạn tới, đặc biệt là phải khai thác, tranh thủ tốt mọi cơ hội thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập kinh tế thế giới. Đồng thời, tranh thủ vận động, thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài tạo động lực tăng trưởng kinh tế.

Nguồn:vinhphuc.gov.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM
       Liên kết website
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 663.031
      Online: 27